TOP 10 startup khổng lồ mới nổi" có tiềm năng trở thành KỲ LÂN Việt Nam

Ha Trang
Các Startup Việt Nam như Propzy, Sendo, CoolMate, Lozi... vừa được đánh giá cao bởi KPMG & HSBC. Đây là 10 doanh nghiệp được nhận định là sáng tạo, tăng trưởng nhanh và có tiềm năng trở thành Kỳ Lân Việt Nam trong tương lai.

KPMG và HSBC đã tiến hành nghiên cứu 6.472 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên về công nghệ, có giá trị thị trường lên đến 500 triệu USD, và được đánh giá là có tiềm năng trở thành những "người khổng lồ mới nổi" trong 12 thị trường khác nhau, bao gồm Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong (SAR), Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan.

Dựa trên nghiên cứu này, hãng tư vấn KPMG và Ngân hàng HSBC đã chọn ra danh sách top 10 "người khổng lồ mới nổi" của thị trường startup Việt Nam. Các công ty trong danh sách được đánh giá dựa trên sự sáng tạo, tăng trưởng nhanh, tầm ảnh hưởng trong ngành, và khả năng tham vọng trở thành những "kỳ lân" - các công ty khởi nghiệp có giá trị vốn hóa đáng kể.

Theo tính toán của KPMG và HSBC, tổng giá trị của nhóm top 10 này xấp xỉ 300 triệu USD. Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng đáng kể của cộng đồng startup Việt Nam. Dưới đây là bảng xếp hạng của TOP 10 theo thứ tự và lĩnh vực hoạt động.

Thứ tự Startup Lĩnh vực hoạt động Mô tả
1 Propzy Công nghệ bất động sản Công nghệ bất động sản
2 Sipher Blockchain, FinTech, Gaming Trò chơi nhập vai nhiều người tham gia trên máy tính sử dụng công nghệ chuỗi khối
3 Sendo Thương mại điện tử Nền tảng mua sắm sản phẩm tiêu dùng thương mại điện tử
4 Jio Health Sức khỏe kỹ thuật số Nền tảng y tế cho phép truy cập tức thời đến các dịch vụ khám bệnh trực tuyến
5 Cleval Công nghệ giáo dục Nền tảng giáo dục trực tuyến cho học viên có nhu cầu chưa được đáp ứng
6 CoolMate Thương mại điện tử về thời trang Chuyên trang bán lẻ trực tuyến trang phục nam giới
7 Eve HR Công nghệ nhân sự Nền tảng trực tuyến nhằm tăng cường gắn kết nhân viên và giữ chân nhân tài
8 Lozi Thương mại điện tử, giao hàng Nền tảng giao hàng thương mại điện tử chuyên kết nối người bán và người mua để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng
9 VUI FinTech Phần mềm tài chính được thiết kế nhằm mang đến giải pháp tiết kiệm tài chính cho nhân viên
10 HomeBase Công nghệ bất động sản Nền tảng cho thuê bất động sản với mục đích cung cấp tài chính theo nhu cầu và điều kiện cá nhân để mua và sở hữu nhà và tài sản

Việt Nam đang là một trong những mảnh đất tiềm năng trong lĩnh vực khởi nghiệp với tổng cộng 4 "kỳ lân" được định giá từ một tỷ USD trở lên. Các cái tên đáng chú ý trong danh sách này bao gồm VNG, VNLife, MoMo và Sky Mavis. Sự xuất hiện của những công ty này chứng tỏ tiềm năng vô cùng lớn và sức mạnh của môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong bản danh sách các "người khổng lồ mới nổi" được khảo sát từ 12 nền kinh tế (bao gồm Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan), Việt Nam hiện đang nằm ở vị trí cuối cùng về tổng giá trị. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực khởi nghiệp và đang nỗ lực để tiến lên vượt qua thách thức và tạo nên một tương lai tươi sáng hơn.

coolmate-6-1658202071635368547028-1690444513.jpeg

CoolMate - một trong những cái tên nằm trong top 10 những người khổng lồ mới nổi

Dẫn đầu vẫn là đất nước tỷ dân Trung Quốc với 5 tỷ USD. Trong khi khi top 10 của các nước Đông Nam Á giá trị dao động chỉ từ 430 triệu USD cho đến 3,2 tỷ USD. Theo báo cáo mới nhất, sau hai năm từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bổ sung thêm 1.400 startup - các doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến công nghệ. Trước đó, con số này là 1.600.

Sự phát triển vượt bậc của cộng đồng startup Việt Nam không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở lượng vốn đầu tư đổ vào. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, tổng cộng 301 triệu USD đã được đầu tư vào các startup vào năm 2020, không chênh lệch nhiều so với mức 330 triệu USD năm 2019.

Đáng chú ý, đỉnh điểm của thị trường startup Việt Nam đến năm 2021, khi có tổng cộng gần 1,1 tỷ USD được đầu tư. Chưa dừng lại ở đó, trong quý I/2022, các startup Việt đã thu hút được 92 triệu USD vốn đầu tư, chứng tỏ tiềm năng và sự thu hút mạnh mẽ của môi trường khởi nghiệp tại đất nước này. Theo thống kê lượng vốn mà start up Việt Nam thu hút được chỉ đứng sau (10,8 tỷ USD) và Singapore (8,5 tỷ USD). Việt Nam cao hơn Malaysia (532 triệu USD) và Thái Lan (444 triệu USD).

xep-hang-1690443161.png

Ảnh nguồn: VnExpress

Theo ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, cạnh tranh sát cạnh với các quốc gia hàng đầu như Indonesia và Singapore.

"Với dân số trẻ, năng động và trí thức, kết hợp với độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh vượt trội, cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam sẽ không ngừng củng cố vị thế là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư cũng như các công ty công nghệ. Đất nước này dự kiến sẽ tiếp tục là cái nôi phát triển cho những kỳ lân tiềm năng," ông đã đưa ra dự báo đầy hứa hẹn.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Khối doanh nghiệp tư nhân KPMG Việt Nam, đã chia sẻ rằng phần lớn vốn đầu tư vào các startup đến từ châu Á, với Singapore dẫn đầu. Tiếp theo là các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong và Nhật Bản. Ông Kiên nhấn mạnh rằng hầu hết vốn này được đổ vào các công ty tập trung vào thị trường nội địa. Trong vòng 2-3 năm tới, nhu cầu nội địa vẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ trước khi có bất kỳ chiến lược nào liên quan đến hợp nhất hoặc mở rộng ra khu vực hay quốc tế.

Mặc dù không có một công thức cụ thể để xác định một "người khổng lồ mới nổi," các công ty mà được chọn lựa là những doanh nghiệp nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

Đặc điểm của những “người khổng lồ mới nổi” và những thách thức mà họ phải đối mặt:

  • Công nghệ vượt trội / kiến thức kỹ thuật
  • Kiến thức chuyên môn về thị trường địa phương hoặc hành vi của khách hàng địa phương cho phép doanh nghiệp được “ địa phương hoá”
  • Làm chủ các kênh và chuỗi vận hành cung ứng
  • Điều chỉnh thành công các mô hình kinh doanh dựa trên việc xác định các lỗ hổng của thị trường
  • Văn hoá và cách thu hút, giữ chân nhân tài

screenshot-3-1690444048.png

Việt Nam ngày càng trở thành thị trường tiềm năng mới cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Hy vọng trong tương lai gần sẽ có càng nhiều những "Kỳ Lân" đưa kinh tế Việt Nam tiến xa hơn nữa