Startup công nghệ nông nghiệp của Tiến sĩ Việt kiều 60 tuổi

Minh Hà
Sau 20 năm bôn ba nơi xứ người, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã về nước bắt tay khởi nghiệp hai lần, trong đó có một startup về công nghệ nông nghiệp khi ở tuổi 60. 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ (1955) sinh ra và lớn lên ở Trà Vinh, đã rời xa quê hương để đi lập nghiệp vào năm 1983. “Ngày nào đó tôi sẽ về quê, xây dựng hãng xưởng, giúp người dân trong làng có công ăn việc làm, có cuộc sống tốt hơn”, đây chính là những điều mà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ ấp ủ trong những năm sinh sống và làm việc tại Mỹ và Canada.

Hơn 20 năm rời xa quê hương, ông đã quyết định trở về để bắt tay vào thực hiện mong ước của mình. Ông đã xây dựng Tập đoàn Mỹ Lan, là đơn vị chuyên sản xuất bản in offset CTP, máy và mực trong in phun công nghiệp, màng chất dẻo đa lớp cản khí cao. Khi bắt đầu, mọi thứ đều gặp phải nhiều khó khăn, từ nhân sự, cơ sở hạ tầng, bạn bè không ủng hộ ông khởi nghiệp và sự bỡ ngỡ khi làm giấy tờ thủ tục.

Nhưng rồi khó khăn cũng qua đi, Mỹ Lan đã trở thành công ty công nghệ cao đầu tiên của tỉnh Trà Vinh được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Theo số liệu do công ty Mỹ Lan tự công bố, doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 30 triệu USD. Đến tháng 12/2025 Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ về hưu ở tuổi 60.

tien-si-viet-kieu-u60-startup-1-1696262895.jpg
Tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Thanh Mỹ

Đạt được thành công khi xây dựng Mỹ Lan cũng không khiến ông dừng lại. Sau khi rời Mỹ Lan, Tiến sĩ đã quyết định khởi nghiệp một lần nữa với Rynan, trong đó có 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số 3 công ty thì có Rynan Technologies được đặt ở xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh.

Ông đã đầu tư để xây dựng trung tâm dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất cho Rynan Technologies với mục tiêu ứng dụng Internet vạn vật (IoT), điện toán biên (Edge Computing) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các giải pháp giúp chuyển đổi số cho ngành thủy sản, trồng trọt.

Các sản phẩm của đơn vị startup này hầu hết được ra đời thông qua những trải nghiệm thực tế về điều kiện làm nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tiên phải kể đến hệ thống phao thông minh giúp quan trắng độ mặn ở khu vực miền Tây. Khi đó, vào năm 2016, mỗi ngày ông đều đi thuyền từ nhà ở cù lao Long Trì (nằm giữa sông Cổ Chiên) vào đất liền để chơi tennis. Sau một thời gian đi lại giữa hai bên ông nhận ra cây cối ở cù lao đang dần chuyển sang màu nâu.

Khi đó ông mới, nguyên nhân là do nước sông bị nhiễm mặn. Để đo được thông tin về độ mặn, mỗi giờ nhân viên phải đi do một lần, có khi nước biển ở khu vực vàm Trà Vinh cách bờ biển 55-60km mà có độ mặn lên đến 12 phần nghìn. Ông kể, lúc này ông mới bắt đầu chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn mà báo đài hay nói. Sau đó, ông đã nghĩ ra ý tưởng làm thiết bị phao quan trắc độ mặn nổi trên mặt nước để phần nào giải quyết được vấn đề xâm nhập mặn này.

Hệ thống phao quan sát này sẽ giúp người dân lấy thông tin về độ mặn, mực nước mỗi 15 phút một lần sau đó đồng bộ dữ liệu lên đám mây. Thông qua đó, người dân ở Long Trị không cần phải ra sông đo độ mặn mỗi ngày để kiểm tra nguồn nước trước khi tưới cây nữa. Cho đến nay, mạng lưới phao đo độ mặn thông minh này đã được lắp đặt ở hơn 80 trạm miền Tây.

Bên cạnh đó, một ứng dụng khác cũng được mở rộng ở khu vực này sau 5 năm ra đời chính là hệ thống giám sát côn trùng thông minh. Trước đây, công việc này được làm thủ công thông qua báo cáo của nông dân thông qua các cán bộ nông nghiệp. Tuy nhiên, do độ trễ của phương pháp này mà dữ liệu được cập nhật đến người nông dân quá muộn, không kịp ngăn chặn sâu hại bùng phát. Chính vì thế, công ty của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã xây dựng và phát triển một hệ thống giúp có thể dẫn dụ được 100 loại côn trùng trong đó có sâu hại, thiên địch và các loại côn trùng vô hại. Họ đã dùng đèn LED có ánh sáng và bước sóng phù hợp để dẫn dụ côn trùng tại các vùng trồng lúa, hoặc sử dụng pheromone để dẫn dụ các loại côn trùng gây hại cho cây ăn quả như bưởi, cam, xoài…

tien-si-viet-kieu-u60-startup-2-1696262895.jpg
Một trạm lắp đặt máy giám sát côn trùng thông minh của startup Rynan

Tất cả các thông tin sẽ được các thiết bị quan trắc cập nhật thông qua mạng 4G, 5G, có thể điều khiển hoặc giám sát bằng ứng dụng trên di động. Nguồn điện cung cấp cho các trạm này chính là năng lượng mặt trời và hệ thống ắc quy dự phòng. Toàn bộ hệ thống sản xuất và vận hành các trạm này đều được thực hiện bởi công ty.

Mô hình này bắt đầu được triển khai vào năm 2019, đến nay đã có 70 trạm được lắp đặt trên 14 tỉnh thành. Ông Hồng Quốc Cường, Giám đốc kỹ thuật của Rynan Technologies cho biết: “Việc tiếp cận và giới thiệu sản phẩm này đến các khách hàng ở Việt Nam không gặp quá nhiều khó khăn, đặc biệt trong định hướng phát triển và chuyển đổi số ngành nông nghiệp”.

Ông Nguyễn Văn Cường, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản của tỉnh Long An cho biết, trước khi sử dụng hệ thống giám sát của Ryan, đơn vị chủ yếu sử dụng bẫy côn trùng truyền thống, vận hành và thu thập dữ liệu đều làm thủ công. Nhờ có hệ thống này mà công tác quản lý, cảnh báo sâu rầy nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp ích cho người dân trong quá trình canh tác nông nghiệp.

tien-si-viet-kieu-u60-startup-3-1696262895.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ cùng các vị khách đi tham quan các giải pháp công nghệ trên đồng lúa

Tại cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC 2023) tổ chức gần đây, hệ thống giám sát côn trùng thông minh của Rynan đã giành được giải quán quân trị giá 100.000 USD. Đại diện của QVIC cho rằng, hiện tại nước ta vẫn là nước nông nghiệp nên những giải pháp công nghệ giúp phát triển nông nghiệp không chỉ được nhà nước mà còn được thị trường quan tâm.

Chính vì thế, triển vọng của sản phẩm công nghệ ra ở tuổi nghỉ hưu của Tiến sĩ Mỹ là không nhỏ, nhất là khi Rynan có trong tay một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ công nghiệp có thể hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ lợi thế đó mà doanh thu của công ty ngày một tăng cao, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai gần.
Khách hàng của Rynan là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ (NGO) tham gia vào công tác hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp nước ta, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện tại, hệ thống giám sát côn trùng thông minh của Rynan đã có bản quyền tại 13 quốc gia trên thế giới và đã xuất khẩu sang Nhật Bản.

Không giống như những người tầm tuổi mình tận hưởng thời gian nghỉ hưu để nghỉ ngơi, tiến sĩ Thanh Mỹ vẫn tiếp tục hành trình khởi nghiệp của mình, với mong muốn “xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, phát triển bền vững và thích ứng được với biến đổi khí hậu”.
Tổng hợp